Van bi điều khiển khí nén, giải pháp hiệu quả cho hệ thống ống dẫn của bạn.
VAN BI ĐIỀU KHIỂN KHÍ NÉN LÀ GÌ?
I. Khái niệm
Van bi điều khiển khí nén là dòng van bi được vận hành dựa trên bộ điều khiển khí nén, bộ động cơ khí nén chuyển đổi năng lượng của khí nén thành chuyển động cơ học để vận hành van đóng mở. Đây là dòng van có khả năng chịu được áp lực cao, thích nghi sử dụng được với nhiều loại môi trường khác nhau.
II. Ứng dụng
Van điều khiển khí nén này có tính tự động hóa cao, cho khả năng lắp đặt ở nơi có không gian chật hẹp, hay môi trường độc hại mà con người không thể tiếp cận van để vận hành như:
- Môi trường xử lý nước thải
- Trong các nhà máy sản xuất chế biến thực phẩm, đồ uống, bia rượu
- Trong các hệ thống đường ống dẫn dầu, hay trong các nhà máy lọc hóa dầu, hóa chất.
III. Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
Về cấu tạo, chúng ta có thể hình dung đây là dòng van bi gắn với bộ điều khiển khí nén, dòng van này hoạt động dựa hoàn toàn vào tác động cơ khí nén tác động lên phần van bi.
Phần van bi có cấu tạo như các dòng van bi thông thường với thân van và phần viên bi khoét rỗng đạt bên trong thân van. Viên bi được kết nối với trục van đưa ra ngoài có thể thông qua trục van xoay góc độ của viên bi để vận hành van.
Phần giá trên thân van được thiết kế để kết nối với bộ nối điều khiển khí nén và được cố định lại bằng 4 bulong ở 4 góc
Nguyên lý hoạt động của van bi điều khiển khí nén dựa trên áp suất khí nén được biến đổi thành dòng chuyển động cơ học. Bộ điều khiển khí nén được kết nối với phần trục van bi có khả năng điều khiển trục van xoay theo các góc 90 độ để vận hành van đóng mở.
IV. Phân loại van bi điều khiển khí nén
4.1. Phân loại theo vật liệu
- Van bi nhựa điều khiển khí nén.
Đây là dòng van bi nhựa được chế tạo từ vật liệu nhựa cho khả năng chống ăn mòn tốt, giá thành rẻ phù hợp với các môi trường nhiệt độ không quá cao.
- Van bi đồng điều khiển khí nén
Van bi đồng điều khiển khí nén được chế tạo từ vật liệu đồng cho nhiều các ưu điểm, sử dụng cho nhiều các môi trường khác nhau. Đối với các loại van đồng thì ưu điểm đáng chú ý nhất của dòng van này đó chính là khả năng chịu nhiệt tốt, chống ăn mòn. Chúng ta có thể thấy dòng van này được sử dụng nhiều trong các hệ thống hơi nóng, khí gas…
- Van bi inox điều khiển khí nén
Đây được xem là dòng van cao cấp nhất trong các loại van bi điều khiển khí nén. Loại van này được chế tạo từ dòng vật liệu inox cao cấp với rất nhiều các ưu điểm nổi bật như là chống ăn mòn rỉ sét, chống nhiễm từ và chịu được nhiệt độ áp lực cao và đặc biệt là khả năng chống bám bẩn bề mặt tuyệt đối khiến dòng van inox luôn là sự lựa chọn hàng đầu trong các ngành thực phẩm, đồ uống.
4.2. Phân loại theo số lượng thân van
- Van bi điều khiển khí nén 1 thân
Van bi điều khiển khí nén 1 thân là dòng van được đúc liền nguyên khối. Loại van này thường được sản xuất ở các kích thước nhỏ với ưu điểm chịu được áp lực cao và có độ kín tuyệt đối. Tuy nhiên việc bảo trì bảo dưỡng loại van này gặp rất khó khăn.
- Van bi điều khiển khí nén 2 thân
Van bi 2 thân được thiết kế từ việc lắp 2 mảnh chi tiết cấu tạo nên thân van. Dòng van này giúp cho việc lắp đặt hay tháo lắp bảo trì bảo dưỡng được thuận lợi và dễ dàng hơn.
- Van bi điều khiển khí nén 3 thân
Van bi điều khiển khí nén 3 thân được ghép từ 3 mảnh chi tiết cấu thành thân van bi hoàn chỉnh. Với thiết kế lắp từ các mảnh chi tiết thì dòng van này có thể cho ra những loại có kích thước lớn và rất lớn, phù hợp cho nhiều hệ thống khác nhau.
4.3. Phân loại theo kiểu kết nối
- Van bi điều khiển khí nén nối bích
Kết nối bích cho độ chắc chắn và ổn định rất cao. Loại kết nối bích cho khả năng chịu được áp lực cao và chống lại các tác động rung lắc tốt mà không dễ bị hở.
- Van bi điều khiển khí nén kết nối ren
Loại kết nối có tính linh động này rất thuận tiện trong lắp đặt thi công. Kết nối ren phù hợp cho các hệ thống có tính linh động, hay phải tháo lắp. Tuy nhiên kết nối này chủ yếu được áp dụng cho các loại kích thước nhỏ từ DN50 trỏ xuống
- Van bi khí nén kết nối rắc co
Kết nối rắc co cũng là một phương án kết nối tiện dụng và được sử dụng rất phổ biến trong việc kết nối các thiết bị đường ống hiện được sử dụng rất phổ biến trong việc kết nối các thiết bị đường ống hiện nay. Việc sử dụng kết nối rắc co cũng giúp cho quá trình tháo lắp thay thế hay bảo trì bảo dưỡng sau này trở nên đơn giản hơn rất nhiều.
V. Bảo trì bảo dưỡng
Việc bảo trì bảo dưỡng nhằm mục đích đảm bảo khả năng vận hành trơn chu cho van và nâng tuổi thọ của van bằng cách kiểm tra, vệ sinh và tra dầu cho van. Hiện nay, có 2 cách bảo trì bảo dưỡng van phổ biến:
5.1. Bảo trì bảo dưỡng theo thực trạng của van.
Là bảo dưỡng khi van có hiện tượng hư hỏng hoặc gặp trục trặc trong vận hành. Tuy nhiên, phương pháp này không được các nhà sản xuất khuyên dùng do việc bảo dưỡng này mang tính bị động, không chỉ có thể làm cho tuổi thọ của van giảm mà còn có thể dẫn tới tình trạng gặp lỗi hư hỏng nặng phải thay thế.
5.2. Bảo trì và bảo dưỡng theo định kỳ
Đây là một phương pháp bảo trì chủ động và khoa học với định kỳ 6 tháng 1 lần giúp cho van được vệ sinh, kiểm tra chi tiết và nếu có vấn đề sẽ được khắc phục ngay. Điều này giúp cho van luôn được giữ trong trạng thái hoạt động ổn định và độ bền cao hơn.
_Lê Văn Đức_
03/08/23
xxxxxxxxxxxxxxx
08/10/2022xxxxxxxxxxxxxxx